TransMékong
Mekong-delta.com

The welcoming rice bowl of Vietnam

This is an old revision of the document!


Phương pháp PCCC / Fire prevention, fire-fighting

I. Phương pháp phòng cháy

  • Bình cứu hỏa còn sử dụng tốt, để ở nhiều vị trí, dễ thấy, dễ lấy.
  • Mỗi tháng cho vận hành hệ thống bơm cứu hỏa một lần.
  • Máy trưởng rà soát lại toàn bộ hệ thống điện, thường xuyên kiểm tra các thiết bị sử dụng điện.
  • Quần áo nhân viên phải gấp lại cho vào va ly hoặc tủ áo, chỉ treo một số ít ở khu vực không có ổ cấm, công tác, dây điện.
  • Khi ra khỏi phòng phải tắt đèn, quạt.
  • Khi tắt bếp phải khóa gas lại.
  • Không tự ý mở bếp gas của nhà bếp, sau 10h tối tuyệt đối không được mở bếp gas.
  • Xăng để đúng nơi quy định an toàn.
  • Khi tàu đậu, nhân viên ít, cúp bớt cầu dao điện không sử dụng.
  • Đào tạo nhiều nhân viên biết sử dụng các cầu dao điện.

II. Phương pháp chửa cháy

1. Phân công trước

Tạo cho mỗi nhân viên ghi nhớ và tưởng tượng ra công việc của mình phải làm khi có cháy (vì lúc xảy ra cháy không thể phân công kịp)

  1. Thuyền trưởng: chỉ huy chung cả hai đội
  2. Đội phục vụ: tập trung lo cho khách
    1. gọi khách, đếm khách, đưa áo phao, hướng dẫn nơi tập trung
    2. hạ cầu thang, xuồng con, phao bè, phao tròn
  3. Đội vận hành: tập trung chửa cháy
    1. 1/2 sử dụng bình cứu hỏa
    2. 1/2 cúp điện khu vực cháy, bắt ống vận hành bơm điện, máy bơm

2. Chữa cháy

  1. Thuyền trưởng hoặc bất cứ nhân viên nào phát hiện cháy thì phải hô to và bấm ngay còi báo động.
  2. Tất cả nhân viên khi nghe còi báo động phải lập tức vào vị trí làm việc theo sự phân công trước,
  3. Thuyền trưởng xác định nhanh vị trí cháy để ra lệnh cho đội phục vụ nơi tập trung khách.
    • Ví dụ:
      • Cháy từ trong bếp ra mũi tàu thì tập trung khách ở quầy bar dưới.
      • Cháy ở hầm máy thì tập trung khách ở trước cabin lái.
  4. Thuyền trưởng quan sát cả hai đội làm việc, nhưng ở gần đội phục vụ nhiều hơn để trấn an khách. Trong lúc chữa cháy, thuyền trưởng có thể điều động nhân viên ở đội này sang giúp đội kia nếu cần thiết,
  5. Thuyền trưởng luôn bám sát và đưa ra quyết định chính xác, kịp thời.

Cách sử dụng thiết bị chữa cháy

Bình chữa cháy CO2
  • Dùng CO2 chữa cháy hiệu quả nhất là các đám cháy trong buồng kín, trạm điện, động cơ bị cháy.
  • Bình có van đóng mở, loa phun hình phễu.
  • Khi có cháy, xách bình đến đám cháy, cách đám cháy khoảng chừng 5 tới 7m, rút chốt an toàn tiến tới cách đám cháy từ 1 - 1,5m đứng trên hướng gió hoặc ngang gió hướng loa phun vào gốc lửa, bóp cò hoặc mở van xả khí. Trong quá trình phun, lưu ý đưa loa từ trái qua phải, từ phải qua trái và theo chiều ngược lại.
  • Khi đám cháy tắt, thả cò hoặc đóng van lại để sử dụng lần sau.
  • Bảo quản bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy. Kiểm tra định kỳ bằng cách cân lên rồi so sánh với trọng lượng ghi ở vỏ bình.
Bình bột
  • Bình bột chữa cháy có tác dụng dập nhanh các đám cháy chất lỏng và khí.
  • Nhược điểm là bột có khả năng ăn mòn và cách điện nên không sử dụng được ở các trạm điện thoại, các thiết bj có độ chính xác cao…
  • Bột chữa cháy không tác dụng làm lạnh sau khi đã dập tắt đám cháy thì chất lỏng có nhiệt độ thấp sẽ bùng cháy lại khi tiếp xúc với các phần kim loại nóng.
  • Khi sử dụng bột trong phòng kín gây bụi nhiều vì độ lắng của bột chậm.

3. Gọi cứu hộ

  • Trong trường hợp không còn khả năng tự chữa cháy thì điện thoại nhờ các tàu đậu gần cứu hộ.
  • Khi cần thiết có thể báo với Công An Giao thông đường thủy ở gần đó hổ trợ.

Xem danh sách số điện thoại khẩn cấp

Last modified: 2023/11/30 16:32 Copyright (c) 2014-2024 TransMékong 144 Hai Bà Trưng, QNK, Cần Thơ - 0903 033 148